Quan hệ ra máu khi mang thai phải làm sao?

11 min read

Chảy máu âm đạo là hiện tượng thường gặp ở tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Nguồn gốc hầu như đa số là từ mẹ chứ không phải từ thai nhi. Chảy máu thường là do sự gián đoạn của các mạch máu trong decidua (tức là nội mạc tử cung lúc mang thai) hoặc do các tổn thương riêng biệt ở cổ tử cung hoặc âm đạo. Quan hệ khi ra máu trong lúc có thai phải xem xét tuổi thai, để có những biện pháp xử trí thích hợp nhất.

1. Quan hệ gây chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Chảy máu trong ba tháng đầu thai kỳ xảy ra với khoảng 15–25% phụ nữ mang thai. Chảy máu nhẹ hoặc ra máu có thể xảy ra từ 1 đến 2 tuần sau khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung. Cổ tử cung có thể chảy máu dễ dàng hơn trong khi mang thai vì nhiều mạch máu đang phát triển.

Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% phụ nữ mang thai bị ra máu trước 12 tuần tuổi thai. Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự: khoảng 1⁄4 số phụ nữ mang thai bị ra máu hoặc ra máu trong vài tuần đầu của thai kỳ và một nửa số phụ nữ bị ra máu sẽ bị sảy thai.

Hậu quả hay gặp nhất trong chảy máu 3 tháng đầu là dọa sảy thai và sảy thai sớm.

1.1 Yếu tố nguy cơ gây chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Một số yếu tố nguy cơ cao sẽ gây chảy máu trong thai kỳ. Khi bạn gặp bất kỳ các yếu tố nào kể dưới đây thì tốt nhất nên hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân bạn và em bé.

  • Nội tiết: thiếu progesterone, bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường không kiểm soát.
  • Đột biến NST.
  • Miễn dịch học: hội chứng kháng phospholipid, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Nhiễm trùng: một số tác nhân gây ra các nhiễm trùng đường sinh dục nữ như chlamydia, lậu, herpes virus, listeria, mycoplasma, giang mai, toxoplasmosis, ureaplasma.
  • Tử cung: dị dạng tử cung, do bất thường về hình dạng nên khi quan hệ dễ dàng là tổn thương và gây chảy máu.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Tiếp xúc với hóa chất nghề nghiệp.
  • Tiếp xúc với bức xạ.
  • Hút thuốc lá.

1.2 Nguyên nhân gây chảy máu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Về nguyên nhân gây ra xuất huyết âm đạo khi quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể chia ra làm 2 nhóm như sau:

Nhóm nguyên nhân liên quan đến thai kỳ:

  • Dọa sảy, sảy thai.
  • Thai ngừng phát triển trong tử cung (Thai lưu).
  • Thai ngoài tử cung.
  • Các bệnh lý nguyên bào nuôi: thai trứng, bệnh nguyên bào nuôi ác tính.
  • Hội chứng Vanishing twins (VTS) (hiếm gặp, trong trường hợp song thai)

Nhóm các nguyên nhân không liên quan tới thai kỳ:


quan hệ ra máu khi mang thai
Quan hệ ra máu khi mang thai ở trường hợp phụ nữ mắc viêm âm đạo thai kỳ

2. Chảy máu âm đạo khi quan hệ trong 3 tháng cuối:

Chảy máu âm đạo trong thai kỳ gặp chủ yếu ở nửa đầu thai kỳ. Tỉ lệ này ở quý III rất thấp nhưng thường là những trường hợp sản khoa cấp cứu.

2.1. Nguyên nhân gây chảy máu khi quan hệ trong 3 tháng cuối:

Có thể chia ra làm 2 nhóm như sau:

Nguyên nhân liên quan đến thai kỳ:

Nguyên nhân không liên quan đến thai kỳ:

  • Những tổn thương ở cổ tử cung, âm đạo (viêm cổ tử cung, polyp, viêm lộ tuyến, rách âm đạo sau chấn thương…).
  • Những rối loạn động máu bẩm sinh.
  • Không rõ nguyên nhân (sau khi đã loạn trừ được các nguyên nhân trên).

2.2. Yếu tố nguy cơ

Về phía mẹ:

  • Tiền sản giật, cao huyết áp, đái tháo đường (tổn thương mạch máu tại bánh rau), rối loạn đông máu.
  • Nguy cơ nhau bong non có thể tăng đến 10 lần nếu có tiền sử nhau bong non ở thai kỳ trước.
  • Sản phụ có tiền sử sinh non có nguy cơ sinh non cao trong lần mang thai tiếp theo.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai 59 tháng.
  • Tiền sử nhau tiền đạo ở lần mang thai trước, mổ lấy thai hoặc phẫu thuật tử cung khác.
  • Tiền sử vỡ tử cung, mổ tử cung đường dọc hoặc cao, khởi phát chuyển dạ bằng prostaglandin, oxytocin đơn độc. Dùng thuốc co hồi tử cung (oxytocin, prostaglandin), sinh nhiều lần, nhau bám bất thường, ngôi sinh khó.
  • Tuổi mẹ dưới 20 hoặc con so ở thai phụ trên 35 tuổi, mẹ thừa cân, chiều cao thấp, thiếu vitamin C, lao động vất vả khi mang thai, mẹ nghiện thuốc lá, sử dụng Cocain,…
  • Thụ tinh trong ống nghiệm.

Về phía thai:

Về phần phụ:

  • Dây rốn ngắn, sang chấn trực tiếp vào tử cung, nhiễm trùng tử cung.
  • Căng dãn tử cung quá mức như đa thai, đa ối.
  • Dây rốn bám màng, bánh nhau phụ hoặc 2 thùy.

quan hệ ra máu khi mang thai
Các mẹ bầu cần thận trọng với vấn đề quan hệ ra máu khi mang thai

3. Quan hệ khi mang thai sao để an toàn cho cả mẹ và bé

Khi mang thai vẫn có thể quan hệ tình dục. Tình dục là an toàn đối với cả mẹ và bé nếu việc này được thực hiện đúng cách. Đầu tiên cần đảm bảo rằng sức khỏe của bạn là hoàn toàn bình thường và em bé phát triển tốt, không có các bệnh lý ở các lần khám thai.

Trong trường hợp bạn có các yếu tố nguy cơ kể ở trên thì bạn nằm trong nhóm thai kỳ có nguy cơ cao, cần hạn chế quan hệ để đảm bảo kết cục thai kỳ là tốt nhất cho cả mẹ và bé, không có các biến chứng bất lợi xảy ra.

Thực ra, nếu thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng không chạm được đến thai, tinh dịch cũng không vào tử cung được vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi có khoái cực, tử cung co bóp mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không có hại gì.

Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi. Do vậy, quan hệ tình dục có thể được xem như không gây hại đến bé yêu của bạn.

Sự cực khoái có thể gây cơn co tử cung. Nhưng cơn co này không đủ gây chuyển dạ. Do vậy, cực khoái do quan hệ tình dục không làm tăng nguy cơ sinh non. Ngay cả thai đến ngày, việc quan hệ tình dục cũng không gây khởi phát chuyển dạ.

Vị trí nào thoải mái nhất?

Tư thế thoải mái là sự lựa chọn của hai vợ chồng. Tùy thuộc vào sự khoái cảm, thuận lợi và ưa thích của cả hai. Trong trường hợp thai lớn, bụng to lên thì tư thế người vợ nằm trên là thuận lợi hơn. Có thể tư thế nằm nghiêng về một bên, vợ nằm trước, chồng nằm sau, tư thế này không làm người chồng đè vào bụng vợ đồng thời cũng kiểm soát được độ sâu khi giao hợp.

Trong hoặc sau khi quan hệ nếu thấy đau bụng, ra nước hoặc ra huyết bạn cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để khám ngay.

Giai đoạn bầu bì có thể là thời kỳ đỉnh cao trong “chuyện yêu” của nhiều cặp vợ chồng nhưng với những cặp khác, “chuyện ấy” lại là mối lo âu, sợ hãi. Hãy chia sẻ cảm xúc và nỗi sợ hãi với người bạn đời.

Người chồng có thể tăng ham muốn với vợ trong dáng vẻ của bà bầu, trong khi bạn thì lo cho sự an toàn của thai nhi. Đừng ngại ngần chia sẻ với người bạn đời và nhớ nhấn mạnh tình yêu mà bạn dành cho chồng nữa nhé.

Trong trường hợp có bất cứ nghi ngại nào về “chuyện ấy” trong thời kỳ thai nghén thì hãy cởi mở và chia sẻ điều đó với bác sĩ.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/quan-he-ra-mau-khi-mang-thai-phai-lam-sao/

Có thể bạn thích

Cùng tác giả