Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán như thế nào?

3 min read

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên, Chuyên khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán vào 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối thai kỳ, không có bằng chứng của tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 trong suốt thai kỳ.

Tất cả các thai phụ bị tăng đường máu trong 3 tháng đầu mang thai đều được chẩn đoán là đái tháo đường chưa được phát hiện. Với biện pháp chẩn đoán là uống 75g đường từ tuần 24 – 28 của thai kỳ, bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi một trong 3 mẫu có giá trị lớn hơn tiêu chuẩn.

  • Đường máu mẫu 1: Đường mẫu đói, bệnh nhân nhịn ăn từ 8-10 tiếng, lớn hơn hoặc bằng 5,1 mmol/lít;
  • Đường máu mẫu 2: Sau uống liệu pháp 1 giờ, lớn hơn 10 mmol/lít;
  • Đường máu mẫu 3: Sau uống liệu pháp 2 giờ, lớn hơn hoặc bằng 8,5 mmol/lít.

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần biết tiêu chuẩn kiểm soát đường máu để đảm bảo cho thai phụ và em bé phát triển bình thường như sau:

  • Chỉ số hbA1c dưới 6%;
  • Đường máu đói dưới 5,3 mmol/lít;
  • Đường máu sau ăn 1 giờ dưới 7,8 mmol/lít;
  • Đường máu sau ăn 2 giờ dưới 6,7 mmol/lít.

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ cần điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập, sau 2 tuần điều chỉnh mà không đạt mục tiêu thì thai phụ bắt buộc điều trị bằng thuốc (tiêm insulin) theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/dai-thao-duong-thai-ky-duoc-chan-doan-nhu-nao/

Có thể bạn thích

Cùng tác giả