Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?

12 min read

Ăn lựu có tốt cho bà bầu là câu hỏi được không ít các mẹ bầu quan tâm. Lựu là trái cây chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe. Đây được coi là phương thuốc an toàn giúp ngăn ngừa một số bệnh của cơ thể. Vì vậy ăn lựu khi mang thai sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng khác nhau trong thai kỳ.

1. Chất dinh dưỡng có trong quả lựu

Giá trị dinh dưỡng của lựu phần nào là câu trả lời cho câu hỏi ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g lựu bao gồm:

  • Năng lượng 68kcal
  • Cacbohidrat 17.17g
  • Đường 16.57g
  • Chất xơ 0.6g
  • Chất béo 0.3g
  • Chất đạm 0.95g
  • Vitamin B1 (3%) 0.030mg
  • Vitamin B2 (B2) (5%) 0.063mg
  • Vitamin B3 (2%) 0.300mg
  • Vitamin B6 (8%) 0.105mg
  • Vitamin C (7%) 6.1mg
  • Pantothenic acid (B5) (12%) 0.596mg
  • Folate (B9) (2%) 6μg
  • Canxi (0%) 3mg
  • Sắt (2%) 0.30mg
  • Magiê (1%) 3mg
  • Phốt pho (1%) 8mg
  • Kali (6%) 259mg
  • Kẽm (1%) 0.12mg

Quả lựu
Lựu là trái cây chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe

2. Tác dụng của quả lựu đối với bà bầu

Từ những thành phần dinh dưỡng có trong quả lựu phần nào đã trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn lựu được không? Để khẳng định lợi ích của lựu đối với bà bầu cần đi vào tìm hiểu một số tác dụng của quả lựu như:

2.1 Giúp giảm huyết áp

Quả lựu nằm trong danh sách 12 loại trái cây tốt hàng đầu cho người huyết áp cao bởi nó có chứa một số dưỡng chất quan trọng giúp giảm huyết áp. Đây cũng là loại trái cây được biết đến với tác dụng cực kỳ có lợi cho trái tim mỗi người.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường mắc phải chứng tiền sản giật, bệnh này gây ra huyết áp cao. Vì vậy, ăn lựu khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm giảm tình trạng xấu này

2.2. Bổ sung vitamin C

Lựu là loại trái cây bổ dưỡng giàu Vitamin C. Vitamin C hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Tác dụng này của quả lựu là vô cùng quan trọng trong thai kỳ.

Một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ giúp người mẹ chăm sóc tốt hơn cho chính mình cũng như cơ thể con của mình

2.3. Bổ sung chất chống Oxy hóa

Chất chống oxy hóa không còn xa lạ gì đối với những người am hiểu về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu những tác dụng thực sự của nó trong cơ thể mỗi người. Chúng giúp cơ thể tăng tuổi thọ, tái tạo các tế bào cơ thể và hỗ trợ cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn. Chính điều này giúp chúng ta khỏe mạnh và trẻ lâu hơn.

Ăn lựu khi mang thai sẽ cung cấp nguồn giàu chất chống oxy hóa cho cả mẹ và thai nhi. Không ít người coi lựu như một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khoẻ tự nhiên giúp điều chỉnh hài hòa được mọi hoạt động của cơ thể

2.4. Cải thiện mật độ xương

Lựu có tác dụng tốt đối với sự phát triển xương. Bên cạnh dùng các loại sữa cho mẹ bầu cung cấp dưỡng chất thì việc bổ sung dinh dưỡng từ loại trái cây này không chỉ giúp cải thiện mật độ xương của mẹ bầu mà rất tốt cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.

2.5. Tốt cho da

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hẳn so với việt quất, trà xanh. Chính vì vậy, tác dụng của quả lựu đối với bà bầu còn là giúp làn da sáng mịn hơn, ngăn ngừa những vết rạn xấu xí xuất hiện ở bụng hay tay chân.

Đồng thời, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu còn gặp nhiều vấn đề về da khác như nổi mụn trứng cá, phát ban… vì vậy ăn lựu khi mang thai là một giải pháp tối ưu giúp họ chống lại tất cả những điều đó.

2.6. Bổ sung chất xơ

Ăn lựu khi mang thai sẽ cung cấp chất xơ cho cơ thể, đây là một trong những vấn đề chính mà phụ nữ mang thai quan tâm khi phải đối mặt với tình trạng táo bón. Khi mang thai nhu động ruột của bà bầu sẽ bị rối loạn, và lúc này giải pháp tốt nhất là ăn thật nhiều chất xơ – đây là loại chất có hàm lượng cao trong quả lựu.


Nước ép lựu có khả năng ngăn chặn tiến triển bệnh ung thư phổi
Ăn lựu khi mang thai sẽ cung cấp chất xơ cho cơ thể

2.7. Phát huy đặc tính chống kháng khuẩn

Tác dụng của quả lựu rất hữu ích trong việc điều trị các loại bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, bổ sung lựu trong thực đơn ăn hằng ngày sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và con khỏi sự tấn công của vi trùng bên ngoài.

2.8. Bảo vệ mô não

Quả lựu cũng có lợi cho sự phát triển của mô não trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà sinh học cho thấy rằng ăn nhiều lựu giúp bảo vệ mô não trẻ sơ sinh khỏi bất kỳ thiệt hại nào do giảm cung cấp oxy.

2.9. Bổ sung chất sắt

Trước hết, sự thiếu hụt các loại khoáng chất sẽ gây ra một loạt các vấn đề cho các bà mẹ mang thai:

  • Đầu tiên là vấn đề sinh em bé trước ngày dự kiến cao.
  • Thứ hai là sau khi sinh trẻ và dễ mắc các chứng bệnh.

Vì những lý do này, các bác sĩ thường yêu cầu phụ nữ mang thai bổ sung sắt. Và quả lựu chính là loại quả giàu chất sắt, đây là lý do phụ nữ nên ăn lựu khi mang thai hoặc uống nước ép lựu để tốt cho sức khỏe thai nhi.

2.10. Hạn chế sự phát triển của bệnh tim mạch

Các chất chống oxy hóa có trong lựu rất hữu ích trong việc làm giảm các bệnh về tim mạch. Ăn lựu khi mang thai sẽ làm giảm nguy cơ đau tim và làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, điều này thực sự có lợi cho phụ nữ mang thai và cũng hữu ích cho em bé sắp chào đời.

Tác dụng của quả lựu đối với bà bầu nữa đó là giúp cho đường kính động mạch tăng lên, nhờ thế việc cung cấp thức ăn cho em bé qua máu trở nên dễ dàng hơn. Chất chống oxy hóa trong quả lựu cũng giữ cho các động mạch hoạt động ổn định hơn.

2.11. Cải thiện trí nhớ

Tình trạng suy giảm trí nhớ là do thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể và cần được bổ sung bằng cách ăn những thực phẩm bổ dưỡng. Lựu là thực phẩm giúp cải thiện trí nhớ và giúp chống lại các bệnh như bệnh Alzheimer. Các chất trong quả lựu giúp tăng cường các tế bào não và tăng cường khả năng lưu giữ lời nói và hình ảnh của trí não.

2.12. Tăng cường hệ miễn dịch

Đây là một trong những tác dụng quan trọng của quả lựu đối với bà bầu, giúp cơ thể tránh khỏi mọi bệnh tật nguy hiểm. Điều này là cần thiết cho phụ nữ mang thai trong khi mang thai để chăm sóc em bé. Nếu hệ thống miễn dịch của người mẹ đủ mạnh, nó kháng lại được các loại bệnh tật

3. Lưu ý một số trường hợp sau đây nên hạn chế ăn lựu

  • Mẹ bầu đang bị bệnh viêm dạ dày không nên ăn lựu
  • Sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.
  • Đang bị đái tháo đường, vì lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên

Viêm dạ dày tự miễn
Mẹ bầu đang bị bệnh viêm dạ dày không nên ăn lựu

4. Mẹ bầu ăn lựu tốt nhất vào tháng thứ mấy

Lựu chứa nhiều dưỡng chất và khá lành tính nên mẹ có thể ăn lựu vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, ăn lựu tốt nhất là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Ăn lựu vào những tháng cuối của thai kỳ giúp cân bằng huyết áp, hạn chế nguy cơ tiền sản giật.

Video đề xuất:

https://www.youtube.com/watch?v=AId8LXDWtl8

Có nên bổ sung vitamin E khi mang thai?

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/luu-co-tot-cho-ba-bau-khong/

Có thể bạn thích

Cùng tác giả